NÁM DA LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố phổ biến, đặc trưng bởi các mảng hoặc đốm sắc tố màu nâu, đen. Nám khiến nhiều người mất tự tin về vẻ ngoài của mình. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, 90% người bị nám là phụ nữ, chỉ 10% trường hợp gặp ở nam giới. Vậy nám da là gì? Nguyên nhân hình thành và những lưu ý cần biết đối với tình trạng này ra sao?

Nám da là gì?

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông.

Nám da thường xuất hiện ở những vùng sau:

  • Trán.
  • 2 bên má.
  • Mũi và quanh môi.
  • Một số trường hợp khác: cổ, cánh tay,…

Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông, sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại, gồm:

  • Nám nông.
  • Nám sâu.
  • Nám hỗn hợp.

Nguyên nhân hình thành nám da

1. Nguyên nhân nội sinh

Có nhiều nguyên nhân hình thành nám da. Một số nguyên nhân nội sinh có thể kể đến như:

  • Di truyền: nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Tiền sử gia đình có người bị nám thì nguy cơ con cháu cũng sẽ gặp tình trạng này. Phần lớn các cặp song sinh giống nhau đều bị nám da. Người có làn da sẫm màu dễ bị nám hơn người da trắng.
  • Giới tính: tình trạng nám da ở phụ nữ cao gấp 9 lần nam giới.
  • Sử dụng thuốc tránh thai.
  • Người đang điều trị rối loạn nội tiết tố hoặc mắc bệnh suy giáp.
  • Phụ nữ mang thai: nám da là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng từ 15% – 50% phụ nữ mang thai. Sự gia tăng nồng độ estrogen, progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố trong thời gian thai kỳ có thể gây nám da.
  • Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), lợi tiểu, retinoid, hạ đường huyết, chống co giật, loạn thần,…
  • Lão hóa da.

2. Nguyên nhân ngoại sinh

Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, nám da còn được hình thành từ những yếu tố sau:

  • Mỹ phẩm: một số loại có thể làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Các sản phẩm chăm sóc da: một vài sản phẩm có thể gây kích ứng khiến da mỏng đi và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.
  • Xà phòng: một số loại xà phòng thơm có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nám da.
  • Tắm nắng: tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát sắc tố (melanocytes) gây nám da.
  • Ánh sáng từ màn hình LED như: tivi, máy tính, điện thoại di động,…
  • Chế độ chăm sóc da không phù hợp: tình trạng này kéo dài sẽ khiến da suy yếu, sức đề kháng giảm, thậm chí có thể gây nên những tổn thương trên da.

Dấu hiệu của bệnh nám da

Dấu hiệu chính của bệnh nám da là tăng sắc tố melanin làm xuất hiện những mảng da sẫm màu. Những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: mặt, cổ, cánh tay,… có nguy cơ cao bị nám da. Tình trạng này tuy không đau nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti vì vẻ ngoài kém sắc của mình.

Trường hợp nám da do nội tiết tố, các mảng hoặc đốm nám có màu sắc khá đậm, kích thước không đồng đều, xuất hiện chủ yếu ở 2 bên gò má. Nếu không điều trị sớm, nám có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh. Ngoài ra, người bị nám nội tiết thường xuất hiện một số dấu hiệu khác như: mụn, rối loạn kinh nguyệt,…

Các vị trí xuất hiện nám da thường thấy gồm: 2 bên má, trán, mũi, môi,… Bệnh không khó điều trị, tuy nhiên, một số người nhầm lẫn nám với các vấn đề về da khác, chẳng hạn như tàn nhang, đồi mồi. Do đó, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da để kiểm tra, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phân biệt các loại nám da

Theo phân loại lâm sàng, nám da chia thành: nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp.

1. Nám nông

Nám nông hình thành do các tế bào melanocyte đưa sắc tố melanin vào trong lớp tế bào sừng. Loại nám này có màu nâu nhạt, chân nông, nằm ở thượng bì hoặc lớp da ngoài cùng, thường tập trung thành từng mảng nhỏ. Nám nông xuất hiện chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, mũi và cằm, với đường viền rõ rệt dễ phân biệt với vùng da xung quanh.

2. Nám sâu

Nám sâu có màu nâu nhạt đến đen sẫm, đường viền mờ. Chân nám nằm sâu dưới da do tế bào melanocyte đẩy sắc tố melanin từ trung bì vào sâu bên trong. Loại nám này xuất hiện theo từng đốm, chấm tròn nhỏ tương tự như vết thâm sau mụn. Nám đốm thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, người trong thời kỳ tiền mãn kinh.

3. Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp là loại phổ biến nhất, bao gồm nám nông và nám sâu, xuất hiện rải rác chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, mũi, vùng da quanh mắt. Nám hỗn hợp có chân nằm sâu, màu sắc và kích thước không đồng đều. Đây là loại nám khó điều trị nhất.

 

Nám da ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như thế nào?

Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống! Nám da xuất hiện chủ yếu trên mặt, 2 bên má với những mảng, đốm sẫm màu. Tình trạng này gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là với phụ nữ. Nám da khiến nhiều người mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý, ngại giao tiếp, da lão hóa nhanh,…

Ai có nguy cơ bị nám da? 

Phụ nữ! Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết, nám da thường gặp ở 90% phụ nữ, chỉ 10% nam giới gặp phải tình trạng này. Theo đó, phụ nữ mang thai, người có làn da sẫm màu hoặc rối loạn nội tiết tố là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải nám da.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nám da! Nám da có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Do đó, khi vùng da xuất hiện những mảng, đốm nâu sẫm màu, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da để được kiểm tra, thăm khám, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Chẩn đoán tình trạng nám da

Nám da có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chủ yếu xuất hiện ở trán, 2 má, cằm, mũi,… Vết nám có màu sắc và kích thước đa dạng nên có thể nhầm lẫn với một số bệnh về da khác.

Do đó, để biết chính xác bản thân có bị nám hay không? Tình trạng, loại nám gặp phải là gì, các bác sĩ sẽ dùng đèn Wood (thiết bị khám da phát ra ánh sáng UV sóng dài – còn gọi ánh sáng đen) hoặc máy soi da để kiểm tra.

Ngoài ra, để kết quả chẩn đoán chính xác, các bác sĩ có thể thực hiện thêm sinh thiết, bằng cách lấy 1 mẫu da có kích thước từ 2mm – 5mm mang đi xét nghiệm mô bệnh học. Sinh thiết là một thủ thuật tương đối đơn giản, phổ biến, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các rối loạn về da. Da bị nám khi kết quả sinh thiết cho thấy:

  • Tế bào hắc sắc tố hình đuôi gai (phân nhánh).
  • Melanin xuất hiện trong tế bào sừng nền và trên.
  • Có melanin ở lớp hạ bì.
  • Kết quả nằm trong thang điểm đánh giá nám (MASI).

Mức độ nám da có thể dựa trên thang điểm đánh giá nám da (MASI).

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *